HOTLINE: Hà Nội 024 6686 7776 - HCM 024 6686 9395 - - Tư Vấn - - 0961 929 395 Thiên Mỹ - - 0925 969 888 Thanh Thảo - - 0926 515 666 Thái Nguyệt - - 0901 029 666 Nguyễn Hùng - - 0908 193 000 Thanh Thanh - - 0977 21 25 23 Đào Thương - - 0988376654 Nguyễn Phương - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Ngày - 47 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - HN . - 160 Ngõ 156 Tam Trinh - Hoàng Mai - HN - 518 Cộng Hòa - P13 - Q Tân Bình - TPHCM . - HOTLINE 024 6686 7776 - MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Cách bài trí bàn thờ nhà con thứ chi tiết và chính xác nhất

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 21/12/2019 - 0 bình luận

Bàn thờ nhà con thứ và con trưởng khác nhau thế nào? đang rất được nhiều người thắc mắc. Từ lâu đời, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã đi sâu vào văn hóa người Việt và trở thành một nét đẹp tâm linh. Trong gia đình, trách nhiệm nối dõi tông đường, giữ gìn tổ nghiệp và thờ phụng gia tiên thuộc về con trai trưởng. Vì thế nhà con trai trưởng luôn có một bàn thờ hoàn chỉnh. Vậy sự khác biệt giữa bàn thờ nhà con trưởng và bàn thờ ở nhà con thứ là gì? Kiến Trúc Gỗ Đẹp mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!

Cách bài trí bàn thờ nhà con thứ và bàn thờ nhà con trưởng

Không phải cách bài trí bàn thờ ở gia đình nào cũng giống nhau, bài trí bàn thờ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Đối với bàn thờ nhà con trưởng

Trong gia đình Việt ta, trách nhiệm thờ phụng thuộc về người con trưởng. Trên bàn thờ nhà con trưởng thường đầy đủ và hoàn thiện hơn bàn thờ nhà con thứ.

Trên bàn thờ nhà trưởng nhất thiết phải có bát hương thờ chính thức những bậc tiền nhân đã sinh ra người con trưởng đó. 

Bàn thờ ở nhà con trưởng

Bàn thờ ở nhà con trưởng

Ở bàn thờ nhà trưởng ngoài bát hương chính thức, bên trên còn có thêm một bát hương thờ các vị thần linh và thờ vọng các vị tiên tổ trong dòng họ.

Một điểm đặc biệt nữa, bàn thờ nhà con trưởng thường được đặt ở gian chính giữa, quay ra cửa chính sao cho khi vừa mở cửa vào đã nhìn thấy ban thờ. 

Bên cạnh đó, bàn thờ trên nhà trưởng thường bày trí thêm đỉnh đồng, ngai vàng, đôi hạc trầu. Những vật phẩm này bên bàn thờ nhà con thứ thường không được phép đặt.

Bộ đỉnh đồng tam sự thường đi cùng đại tự câu đối để tăng sự uy nghiêm, thiêng liêng của tâm linh nguồn cội.

 Xem ngay tại đây:  Những Mẫu Bàn Thờ Đứng Tại Gia Chuẩn Phong Thủy Thu Hút Tài Lộc

Đối với bàn thờ nhà con thứ

Bàn thờ nhà con thứ, theo các vị Nho cao niên thời xưa thì trên bàn thờ chỉ cần có một hoặc hai bát nhang để thờ các vị thần.

Cũng có những gia đình con thứ lý ra không cần phải có một bàn thờ.

Nhưng vì lòng thành kính đối với tổ tiên vẫn lập bàn thờ để thờ vọng và để cúng vọng trong những ngày giỗ.

Về cách sắp xếp bàn thờ nhà con thứ, không cần phải có riêng bàn thờ tổ ( thường chỉ lập ban thờ gia tiên, thổ công) nên có thể không cần dùng hoành phi câu đối.

Tuy nhiên, việc thờ cúng cốt là tấm lòng thành nếu có điều kiện vẫn có thể trang trí không gian phòng thờ sao cho tôn nghiêm. 

Trong trường hợp nhà trưởng không quá khắt khe trong việc bố trí bàn thờ thì người con thứ có thể lập bàn thờ đầy đủ hoành phi, câu đối... như ở nhà trưởng.

Mẫu bàn thờ nhà con thứ

Mẫu bàn thờ nhà con thứ

Chỉ cần khi người con thứ muốn lập bàn thờ riêng hay treo hoành phi - câu đối nên bàn với người con trưởng trước. Có như vậy hòa khí anh em mới bền lâu, gia đình mới vui vẻ, thịnh vượng. 

Vậy nên, không chỉ riêng nhà trưởng mới được treo hoành phi câu đối mà bàn thờ nhà con thứ cũng có thể treo.

Không gian thờ tụng của mỗi nhà còn để giáo dục con cháu sau này tưởng nhớ công ơn người đi trước.

Đây cũng là nét văn hóa tâm linh hướng đến tính nhân văn của người Việt bao đời nay. 

Tham khảo: Tổng Hợp Các Mẫu Tranh Trúc Chỉ Với Thiết Kế Tỉ Mỉ, Tinh Xảo Được Ưa Chuộng Hiện Nay

Cách lập bàn thờ nhà con thứ

Theo tục lệ xưa, những người con thứ đến ngày giỗ tết phải có phận sự hoặc góp lễ, hoặc đưa lễ đến nhà thờ hay nhà con trưởng làm lễ.

Nhưng cũng có những trường hợp, nhiều người sống xa quê, ngày giỗ tết không về được nhà trưởng sẽ lập bàn thờ vọng. Từ đó bàn thờ nhà con thứ được lập trên cơ sở bàn thờ vọng. 

Muốn lập bàn thờ vọng thì gia chủ cần về nhà thờ họ, đứng trước bàn thờ chính để xin phép tổ tiên cho lập bàn thờ vọng.

Sau đó gia chủ còn phải xin phép chuyển một vài lư hương phụ hay vài nén nhang đang cháy dở tại bàn thờ chính về bàn thờ ở nhà con thứ thắp tiếp.

Vị trí bàn thờ vọng cần phải đặt ở nơi trang trọng. Nếu không gian nhà của gia chủ rộng nên đặt bàn thờ tại phòng riêng tầng trên cùng cho thanh tịnh.

Còn với nhà có diện tích hẹp như chung cư có thể đặt bàn thờ ở phòng khách nhưng phải ở nơi cao. Gia chủ cũng cần chú ý về hướng và vị trí đặt bàn thờ để tránh điều xui.

Lập bàn thờ ở nhà con thứ

Lập bàn thờ nhà con thứ

Bàn thờ nhà con thứ nên đặt theo hướng về quê hương hay hướng về nhà trưởng. Về cách thờ lễ trong những ngày tuần hay ngày giỗ nhà con thứ cũng cần hết sức coi trọng.

Nhà thứ vẫn có thể thực hiện các nghi lễ thờ cúng trong những ngày giỗ, Tết như nhà trưởng. Nhiều quan niệm cho rằng bàn thờ ở nhà con thứ không được đặt án gian thờ sơn son thếp vàng.

Tuy nhiên, bàn thờ vọng vẫn có thể sử dụng chất liệu sơn son thếp vàng để tăng tính trang trọng, uy nghi cho không gian thờ cúng.

Tóm lại, bàn thờ nhà con thứ dù không được bố trí đầy đủ như nhà con trưởng nhưng vẫn để bày tỏ lòng biết ơn công lao của tổ tiên, dòng họ. Trước kia, có nhiều quan niệm xưa cũ không cho phép nhà thứ lập bàn thờ tổ tiên, cha ông. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Kiến Trúc Gỗ Đẹp đến nay việc lập bàn thờ cúng giỗ tổ tiên dù là nhà thứ hay nhà trưởng đều vô cùng quan trọng.  Hãy theo dõi Kiến Trúc Gỗ Đẹp hoặc liên hệ hotline 0901 029 666 để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Xem thêm:

  1. Bàn Thờ Sơn Son Thếp Vàng Là Gì? Giá Thành, Địa Chỉ Mua

  2. Bàn Thờ Chân Quỳ Là Gì? Chất Liệu Và Quy Trình Tạo Nên

  3. Bàn thờ phòng khách - Tư vấn cách bố trí để rước tài lộc

Top
icon icon icon