Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã từng nghe nhắc đến ít nhất một lần hoặc thậm chí là rất nhiều lần về giờ hoàng đạo. Vậy thì giờ hoàng đạo là gì? Không ít người thắc mắc về vấn đề này nhưng lại chưa tìm được ra sự lý giải chính xác. Và để trả lời cho mối quan tâm này của bạn, chúng tôi sẽ chia sẻ một số những thông tin hữu ích ngay sau đây.
Chúng ta vẫn thường nghe đến việc chọn giờ hoàng đạo để khai trương cửa hàng, để làm lễ cưới hỏi, buôn bán, khởi công xây dựng,... Thực chất thì quan niệm về giờ hoàng đạo đã bắt nguồn từ rất lâu trong dân gian.
Như vậy, tính theo phong tục cổ truyền, để bắt đầu một công việc gì đó, chúng ta nên chọn vào giờ hoàng đạo. Bên cạnh việc chọn ngày lành tháng tốt. Giờ hoàng đạo là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản thì giờ hoàng đạo chính là giờ tốt. Khung giờ này cho phép chúng ta thực hiện những công việc trọng đại một cách suôn sẻ nhất.
Tâm lý chung của con người và nó cũng là điều tất yếu, khi bắt đầu một việc gì thì ai cũng muốn nó được suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió. Như vậy thì trái ngược với giờ hoàng đạo chính là giờ hắc đạo. Và đây cũng chính là cách chia loại giờ theo phong tục từ lâu đời của người Việt.
Giờ hoàng đạo là giờ tốt, giúp mở ra những điều tốt đẹp, mọi sự hanh thông. Và ngược lại giờ hắc đạo sẽ mang nghĩa là giờ xấu, tượng trưng cho điều không thuận lợi, khó khăn, bất trắc. Chính vì thế mà người ta vẫn luôn muốn tránh khung giờ hắc đạo khi bắt tay vào làm một việc gì đó.
Giờ hoàng đạo là gì?
Giờ hoàng đạo là gì? Giờ hoàng đạo là giờ tốt, nhưng có phải nhất nhất lúc nào cũng phải theo giờ hoàng đạo hay không? Thì khi đó câu trả lời là không.
Như chúng ta thấy trên thực tế có rất nhiều những khung giờ cố định. Mà nếu bạn chỉ chăm chăm chọn giờ hoàng đạo để đi thì sẽ nhỡ rất nhiều việc. Có thể dễ thấy như giờ tàu chạy, giờ xe chạy,... Chúng ta không đến đúng giờ, mặc dù biết đó là giờ hắc đạo thì tất yếu là sẽ bị lỡ kế hoạch, lỡ tàu xe.
Một trường hợp ngược lại đó là bạn đã chọn được đúng giờ hoàng đạo. Nhưng đến giờ đó thì thời tiết lại chuyển biến xấu. Chẳng phải là vẫn nhỡ việc hay sao? Chính vì vậy mà việc chọn giờ hoàng đạo cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối. Và chúng ta cần phải linh hoạt khi ứng dụng nó.
Cách tính giờ hoàng đạo đơn giản và chính xác
Dựa trên cách tính giờ từ thời xưa thì một ngày đêm theo âm lịch sẽ có tổng cộng 12 giờ. Như vậy mỗi giờ sẽ là 2 tiếng đồng hồ. Tương ứng với đó sẽ có 6 giờ là giờ hoàng đạo và 6 giờ còn lại sẽ là giờ hắc đạo.
Hai khung giờ này sẽ được tính bằng nhau theo từng ngày, tháng và năm. 12 giờ này sẽ được đặt tên lần lượt tương ứng theo tên của 12 con giáp mà đã quá quen thuộc với chúng ta:
Từ 23h - 1h: giờ Tý
Từ 1h - 3h: giờ Sửu
Từ 3h - 5h: giờ Dần
Từ 5h- 7h: giờ Mão
Từ 7h - 9h: giờ Thìn
Từ 9h - 11h: giờ Tỵ
Từ 11h - 13h: giờ Ngọ
Từ 13h - 15h: giờ Mùi
Từ 15h - 17h: giờ Thân
Từ 17h - 19h: giờ Dậu
Từ 19h - 21h: giờ Tuất
Từ 21h - 23h: giờ Hợi
>>> Tìm hiểu ngày đông chí , những việc cần làm vào ngày đông chí
Dựa trên khung giờ như trên thì cách tính giờ hoàng đạo là gì? Cũng dựa trên quan niệm của người Việt xưa, chúng ta có 28 vì sao chiếu mệnh. Nó được gọi là nhịp thập bát tú, và trong đó cũng sẽ được chia ra thành 2 nhóm đó là sao tốt và sao xấu.
Như vậy, tất nhiên giờ tốt, giờ hoàng đạo sẽ thuộc vào cung của sao tốt. Và ngược lại giờ xấu, giờ hắc đạo sẽ thuộc cung sao xấu. Việc xác định tốt xấu của sao trong mỗi lĩnh vực sẽ còn phụ thuộc vào mức độ và tính chất của sao.
Có thể lấy một ví dụ để dễ hình dung hơn về điều này. Đó là Sao Lâu sẽ là sao tốt cho các công việc có liên quan đến việc xây dựng. Còn Sao Bích thì được quan niệm là tốt cho việc cưới hỏi, dạm ngõ,...Việc xác định giờ hoàng đạo là gì còn được dựa vào câu lục bát gồm 14 chữ. Bạn có thể tham khảo trong bảng tính giờ hoàng đạo sau:
Cách tính giờ hoàng đạo đơn giản và chính xác
Ngày |
Tý |
Sửu |
Dần |
Mão |
Thìn |
Tỵ |
Ngọ |
Mùi |
Thân |
Dậu |
Tuất |
Hợi |
Dần, Thân |
Đi |
Đứng |
Bình |
Yên |
Đến |
Đâu |
Cũng |
Được |
Người |
Quen |
Đón |
Chào |
Dậu, Mão |
Đến |
Cửa |
Động |
Đào |
Có |
Tiên |
Đưa |
Đón |
Qua |
Đèo |
Thiên |
Thai |
Thìn, Tuất |
Ai |
Ngóng |
Đợi |
Ai |
Đường |
Đi |
Suôn |
Sẻ |
Đẹp |
Đôi |
Bạn |
Đời |
Tỵ, Hợi |
Cuối |
Đất |
Cùng |
Trời |
Đến |
Nơi |
Đắc |
Địa |
Còn |
Ngồi |
Đắn |
Đo |
Tý, Ngọ |
Đẹp |
Đẽ |
Tiền |
Đồ |
Qua |
Sông |
Đừng |
Vội |
Đợi |
Đò |
Sang |
Ngang |
Sửu, Mùi |
Sẵn |
Kẻ |
Đưa |
Đường |
Băng |
Đèo |
Vượt |
Suối |
Đem |
Sang |
Đồn |
Điền |
<<<< Xem thêm tin tức phong thủy đời sống hàng ngày
Như vậy là nếu tính giờ hoàng đạo theo bảng này, cứ thấy chữ nào có âm đầu là chữ “Đ” thì sẽ là giờ hoàng đạo. Ví dụ như chúng ta có thể thấy nếu là ngày Dần hoặc ngày thân thì các giờ Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất sẽ là giờ hoàng đạo.
Hy vọng rằng qua những chia sẻ vừa rồi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về giờ hoàng đạo là gì. Và mỗi người cũng nắm được khái quát về cách tính giờ hoàng đạo để bắt đầu những công việc được thuận lợi hơn, may mắn hơn. Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn thêm bất cứ thông tin gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và chu đáo nhất.
Trên đây là những thông tin về giờ hoàng đạo chia sẻ tới các độc giả. Mong rằng bạn thêm hiểu biết, những thông tin hữu ích nhất để biết giờ hoàng đạo chọn cho mình giờ đẹp trong ngày trong tháng năm
Website: https://www.banthohoaphat.com/