HOTLINE: Hà Nội 024 6686 7776 - HCM 024 6686 9395 - - Tư Vấn - - 0961 929 395 Thiên Mỹ - - 0925 969 888 Thanh Thảo - - 0926 515 666 Thái Nguyệt - - 0901 029 666 Nguyễn Hùng - - 0908 193 000 Thanh Thanh - - 0977 21 25 23 Đào Thương - - 0988376654 Nguyễn Phương - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Ngày - 47 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - HN . - 160 Ngõ 156 Tam Trinh - Hoàng Mai - HN - 518 Cộng Hòa - P13 - Q Tân Bình - TPHCM . - HOTLINE 024 6686 7776 - MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Gỗ gụ là gì? Những đặc trưng nổi bật và tính ứng dụng của gỗ gụ

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 05/05/2022 - 0 bình luận

Để giúp mọi người hiểu rõ khái niệm gỗ gụ là gì, dòng gỗ này có ưu điểm và nhược điểm gì? Kiến Trúc Gỗ Đẹp sẽ giải đáp hết thắc mắc, băn khoăn về cách nhận biết loại gỗ này!

Gỗ gụ là gì?

Gỗ Gụ là loại gỗ gì?

Gỗ Gụ là loại gỗ gì?

Giải đáp thắc mắc gỗ gụ là gì, đây là 1 loại cây thực vật có thân gỗ, tên Tiếng Anh là indora tonkinensis, thuộc dòng họ đậu. Ở Việt Nam, nó còn có 1 số tên gọi khác như gỗ gụ lau, gỗ gõ hương, gỗ gõ dầu và gỗ gụ hương… Đây là loại gỗ được săn lùng nhiều nhất bởi nó là nguyên liệu thứ yếu trong sản xuất, gia công đồ mỹ nghệ, đáp ứng giá trị kinh tế. 

Hiện nay, do nạn khai thác rừng trái phép, chặt phá rừng bừa bãi, dòng gỗ gụ bây giờ được liệt vào danh sách cây gỗ quý hiếm cần được bảo tồn. Trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 (là danh sách động thực vật cần được bảo tồn trên thế giới vì chúng có nguy cơ tuyệt chủng) dòng gỗ gụ được phân loại EN A1a,c,d+2d.

Thương mại gỗ hợp pháp đang diễn ra sôi nổi trên toàn thế giới. Gỗ được xem là mặt hàng chủ lực thứ 5 của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài. Hội nhập nền kinh tế đa phương, giao thương buôn các mặt hàng với các nước láng giềng tạo điều kiện đưa nội thất gỗ Việt Nam ra nước ngoài…

Xem thêm: Tủ Thờ Gỗ Gụ - Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo Để Thờ Cúng Tổ Tiên

Cây gỗ gụ trưởng thành sẽ có độ cao từ 20-30m. Thân cây ở mức trung bình, không quá lớn, đường kính dài từ 0,6-0,8m, nhiều cây phát triển hơn 1m. Về chất lượng thì đây là loại gỗ tốt, tuyệt đối không bị mối mọt, cong vênh. Thân cây thẳng, ít nhánh nên được dùng làm nguyên liệu gia công các sản phẩm cao cấp như trường kỷ gỗ, sập thờ…

Lá cây gỗ gụ có hình dạng kép lồng chim một lần, chẵn, lá chét 4-5 đôi hình bầu dục, dài từ 6-12 cm, rộng từ 3.5-6 cm. Chất lá thì nhẵn, mịn, cuống lá dài khoảng 0,5-1 cm. Lá bắn thì khoảng 5-10 mm, lá đài phủ kín lông nhung. Chùm hoa có hình chùy dài khoảng 10-15cm, phủ kín lông nhung có màu vàng nhạt. Hoa sẽ có từ 1-5 cánh, dài khoảng 8mm, nạc. Bầu có cuống nắng, cũng phủ đầy lông nhung, vòi cong dài từ 10-15mm, nhẵn, núm thành hình đầu. 

Quả cây gỗ gụ có hình bầu dục khá rộng, dài khoảng 7cm, rộng khoảng 4cm với 1 cái mỏ thẳng. Quả có màu nâu thẫm, không phủ gai, ít thì có 1 hạt còn nhiều thì đến 2-3 hạt. Mùa hoa sẽ nở đầu tháng 3 - 5, mùa quả chín sẽ có từ tháng 7 - 9 và hạt có thể tái sinh lại cây con. 

Nhũng thông tin trên đã giải đáp cho câu hỏi gỗ gụ là gì. Vậy những đặc trưng của gỗ gụ có gì tốt để nó được xếp vào nhóm I - nhóm gỗ quý hiếm nhất.

Những đặc trưng nổi bật của gỗ gụ là gì?

Khi mọi người đã hiểu gỗ gụ là gì thì điểu tiếp theo phải tìm hiểu đến những đặc trưng vốn có của dòng gỗ này.. 

Đặc điểm nổi bật của gỗ gụ 

Khái niệm gỗ gụ là gì cũng đã giải thích sơ qua về những đặc trưng của dòng gỗ này. Gỗ gụ là loại cây thân gỗ với độ cao khoảng 20-30m, so với nhiều loại cây thân gỗ quý hiếm thì chiều cao của gỗ gụ tương đối bình thường. Thông thường, loại gỗ này thường mọc ở những vùng nhiệt đới, có mưa quanh năm. 

Ở Việt Nam, cây gỗ gụ xuất hiện hầu hết ở các tỉnh thành miền Trung như: Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng và Khánh Hoà…

Một số đặc điểm nổi bật của loài cây này:

  • Đây là dòng gỗ khá tốt và có độ bền cao, có màu vàng nhạt hoặc vàng trắng và đậm dần theo thời gian. 

  • Thớ gỗ gụ rất thẳng, đường vân đều đẹp và mịn, có hình dạng như cánh hoa, đa dạng về kiểu hình tạo điểm nhấn thu hút ánh nhìn.

  • Đặc tính rõ rệt của gỗ gụ là có mùi chua, nhưng không hăng. Đây là đặc trưng riêng biệt để nhận biết loại gỗ này với các giống gỗ khác.

Đặc điểm nổi bật của gỗ gụ 

Đặc điểm nổi bật của gỗ gụ

Phân loại các dòng gỗ gụ hiện nay

Theo danh sách phân loại các dòng gỗ ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, có 8 nhóm được xếp cụ thể như sau:

  • Nhóm I: đây là nhóm gỗ có tỷ trọng nặng và thật nặng, từ đường vân, màu sắc, hương thơm, độ bền… đặc biệt là có giá trị kinh tế cao.

  • Nhóm II: Nhóm gỗ này sẽ có một số ít đặc điểm kém hơn nhóm 1, có tỷ trọng nặng hoặc là thật nặng, độ cứng cao và khả năng chịu lực tốt, sức bền cao.

  • Nhóm III: Cũng là nhóm gỗ có tỷ trọng nặng ( nhưng nhẹ và mềm hơn các loại gỗ được xếp vào nhóm I và nhóm II). Có độ dẻo dai lớn, sức bền, sức chịu lực cao và giá thành kinh tế tương đối phù hợp.

  • Nhóm IV: Nhóm có tỷ trọng trung bình hoặc nặng, thớ gỗ mịn, tương đối bền và dễ gia công. Đây là nhóm gỗ phù hợp với điều kiện nhiều gia đình nhất.

  • Nhóm V: là nhóm có tỷ trọng trung bình, được sử dụng nhiều trong chế tạo đồ đạc, dùng rộng rãi trong xây dựng.

  • Nhóm VI: Là nhóm gỗ có tỷ trọng nhẹ hoặc trung bình, rất dễ chế tác các món đồ thủ công mỹ nghệ nhưng cũng dễ bị mối mọt, sức chịu lực kém, độ bền kém.

  • Nhóm VII: Nhóm gỗ có tỷ trọng nhẹ, thân gỗ dẻo, độ bền ngắn hạn và dễ bị cong vênh, mối mọt theo thời gian.

  • Nhóm VII: Nhóm gỗ có tỷ trọng nhẹ, tràn lan hầu hết mọi nơi, giá trị kinh tế thấp do sức chịu lực kém và khả năng bị mối mọt cao. 

Gỗ gụ được xếp vào nhóm I. Gỗ gụ là gì mà được liệt vào sách đỏ của Việt Nam và đang có nguy cơ tuyệt chủng?

Gỗ gụ có 4 loại chính:

  • Gỗ gụ mật: Loại gỗ này xuất hiện nhiều ở Gia Lai hay Campuchia, đây được xem là loại gỗ công nghiệp.

  • Gỗ gụ Lào: là cây gỗ được trồng trong tự nhiên tại Lào và nhập khẩu trực tiếp 100% về Việt Nam. 

  • Gỗ gụ ta: là dòng gỗ tự nhiên được trồng và khai thác trực tiếp tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, nhiều nhất ở Quảng Bình và được người dân gọi bằng cái tên gụ bông lau.

  • Gỗ gụ Nam Phi: Là dòng gỗ được nhập khẩu trực tiếp hoặc qua trung gian tại Nam Phi.

Các loại gỗ Gụ hiện nay trên thị trường Việt Nam

Các loại gỗ Gụ hiện nay trên thị trường Việt Nam

Ưu - nhược điểm của dòng gỗ gụ là gì

Sau khi nhận biết được gỗ gụ là gì, mọi người cũng phải quan tâm vì sao gỗ gụ lại có giá trị kinh tế cao đến như thế, nó có những ưu - nhược điểm như thế nào?

Ưu điểm của gỗ gụ là gì?

Như mọi người đều biết, gỗ gụ là dòng gỗ rất quý, vì nó có giá trị kinh tế cao nên được sử dụng nhiều trong chế tác, gia công đồ mỹ nghệ. Cụ thể như:

  • Đường vân gỗ thẳng, đều, mịn tạo hình cánh hoa rất đẹp mắt. 

  • Đường kính thân cây lớn, giúp cho việc thiết kế, tạo các sản phẩm mỹ nghệ trở nên dễ dàng.

  • Đây là loại gỗ quý hiếm, ít bị cong vênh, mối mọt, độ bền lên đến hàng trăm năm, có khả năng chịu ngoại lực tốt và dễ đánh bóng.

Nhược điểm của gỗ gụ là gì?

Tuy sở hữu nhiều điểm mạnh vượt trội nhưng gỗ gụ vẫn tồn tại một số nhược điểm như: 

  • Sản lượng gỗ hàng năm không hề cao, sản lượng còn giảm mạnh theo từng năm.

  • Sinh trưởng khá chậm (15-20 năm mới có thể thu hoạch) và nguồn gỗ càng ngày càng khan hiếm.

  • Giá thành loại gỗ này khá đắt đỏ, không phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình.

Tham khảo: 100 mẫu bàn thờ Thần Tài đón tài lộc may măn cho gia chủ

Một số câu hỏi thường được gặp về gỗ gụ 

Gỗ gụ là gì? Gỗ gụ có tốt không?

Câu hỏi gỗ gụ là gì là thắc mắc được đưa ra nhiều nhất khi nhắc đến gỗ gụ vì đến nay vẫn rất ít người biết đến giống gỗ quý hiếm này. Tuy nhiên, dựa trên những ưu điểm như: độ bền tốt, sức chịu đựng cao, không bị mối mọt, cong vênh, vân gỗ sáng, mịn và màu gỗ đẹp, đồng đều, gỗ gụ là một trong những loại gỗ chất lượng nhất hiện nay.

Gỗ gụ có bị nứt hay mối mọt không?

Gỗ gụ trước khi đến với công đoạn gia công đã được sơ chế kỹ càng bằng cách tẩm sấy cũng như sàng lọc cẩn thận. Do đó, nó không hề bị mọt khi sử dụng trong một thời gian dài (có thể hơn 100 năm).

Thông thường, gỗ gụ cứng, chắc chắn nên không dễ nứt nẻ. Tuy nhiên, nếu bạn khai thác và sử dụng nó không đúng cách thì tình trạng nứt vỡ hoàn toàn có thể xảy ra. Để kéo dài thời gian sử dụng, bạn không nên cho chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Gỗ gụ khó bị nứt vỡ hay mối mọt trong quá trình sử dụng

Gỗ gụ khó bị nứt vỡ hay mối mọt trong quá trình sử dụng

 

Làm thế nào để bảo quản và tăng độ bền của gỗ gụ?

Ngâm gỗ gụ trong nước vôi trước khi đưa vào chế tác đồ thủ công mỹ nghệ giúp thớ gỗ trở nên mịn, dai và đậm màu hơn, gia tăng sự chống chịu với các loại thời tiết khắc nghiệt như: Nắng, mưa, độ ẩm, gió….

Gỗ gụ có đắt tiền không? Ứng dụng của gỗ gụ trong cuộc sống như thế nào?

Gỗ gụ có giá thành khá cao nhưng không ổn định, thường xuyên tăng giảm theo độ hot của gỗ. Riêng dòng gỗ gụ mật lại có mức giá khá tốt, không tăng đột ngột, dao động trong khoảng từ 20 – 24 triệu đồng/m3.

Gỗ gụ được ứng dụng để làm đồ mỹ nghệ cao cấp như: Giường, tủ quần áo, tủ bếp, bàn thờ, án gian….

Những thông tin về gỗ gụ là gì, những đặc trưng về gỗ gụ đã được giới thiệu ở trên sẽ cho người tiêu dùng hiểu biết cơ bản để có thể chọn lựa cho mình sản phẩm phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Chuyên gia giải đáp thắc mắc: dòng gỗ hương thuộc nhóm mấy?

Gỗ veneer sồi là gì? Cách phân biệt với các loại gỗ công nghiệp khác
Gỗ cẩm lai có mấy loại? Giá bán chung các loại gỗ cẩm trên thị trường

Top
icon icon icon