HOTLINE: Hà Nội 024 6686 7776 - HCM 024 6686 9395 - - Tư Vấn - - 0961 929 395 Thiên Mỹ - - 0925 969 888 Thanh Thảo - - 0926 515 666 Thái Nguyệt - - 0901 029 666 Nguyễn Hùng - - 0908 193 000 Thanh Thanh - - 0977 21 25 23 Đào Thương - - 0988376654 Nguyễn Phương - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Ngày - 47 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - HN . - 160 Ngõ 156 Tam Trinh - Hoàng Mai - HN - 518 Cộng Hòa - P13 - Q Tân Bình - TPHCM . - HOTLINE 024 6686 7776 - MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Chuyên gia giải đáp thắc mắc: dòng gỗ hương thuộc nhóm mấy?

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 10/05/2022 - 0 bình luận

Gỗ hương thuộc nhóm mấy là thắc mắc mà rất nhiều người cần giải đáp. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy đón đọc bài viết dưới đây của Kiến Trúc Gỗ Đẹp nhé!

Phân loại gỗ ở Việt Nam

Trước khi tìm hiểu xem gỗ hương thuộc nhóm mấy, cần phải hiểu rõ những phân loại nhóm gỗ tự nhiên tại Việt Nam

Tiêu chí phân loại

Tiêu chuẩn quan trọng để phân loại gỗ tự nhiên là tỷ trọng gỗ. Để xác định chính xác tỷ trọng gỗ, so sánh và sắp xếp, phân loại, điều đầu tiên cần quan tâm là khi đo đạc, điều kiện độ ẩm phải dưới 15%.

Loại gỗ càng nặng thì tính chất cơ lý càng cao. Dưới đây là bảng phân chia cụ thể: 

  • Gỗ thật nặng: tỷ trọng từ 0.95 trở lên

  • Gỗ nặng: tỷ trọng trong khoảng 0.8 - 0.95

  • Gỗ nặng trung bình: tỷ trọng gỗ từ 0,65 - 0,80

  • Gỗ nhẹ: tỷ trọng nằm trong khoảng từ 0,50 – 0,65

  • Gỗ thật nhẹ: tỷ trọng là từ 0,20 – 0,50

  • Gỗ siêu nhẹ: tỷ trọng thân gỗ từ 0,04 – 0,20

Sắp xếp nhóm gỗ cụ thể

  • Nhóm I: cây gỗ có tỷ trọng nặng - thật nặng. Đây là nhóm những loại gỗ quý có màu sắc đẹp, vân thớ rõ, có hương thơm và độ bền tốt. Cây gỗ thuộc nhóm này chỉ khoảng 41 loài, có thể kể đến như dáng hương, trắc, gụ, gỗ mun, pơmu,... có giá trị kinh tế cao nhất. Những loại gỗ nhóm này thường dùng chế tác đồ mỹ nghệ, ván sàn đặc biệt, hàng mộc chạm khảm,... Như vậy câu hỏi cây gỗ hương thuộc nhóm mấy đã được giải đáp ngay trên đây.

Giải đáp thắc mắc gỗ hương thuộc nhóm mấy

Giải đáp thắc mắc gỗ hương thuộc nhóm mấy

  • Nhóm II: gỗ có tỷ trọng nặng - thật nặng, thân gỗ cứng và khả năng chịu lực tốt. Nhóm gỗ này bao gồm 26 loài với tính chất cơ lý cao nhất, thường ứng dụng để thi công xây dựng công trình lâu năm, nông cụ, máy móc nông nghiệp, khung toa xe, tàu thuyền,...

  • Nhóm III: cây gỗ có tỷ trọng nặng (nhưng mềm và nhẹ hơn so với nhóm I và nhóm II). Gỗ có sức bền, dẻo dai lớn và sức chịu lực cao. Có khoảng 24 loài với yêu cầu lớn nhất là gỗ phải dẻo dai, sức chịu lực cao. Loại gỗ này độ quý hiếm và giá thành tốt hơn so với 2 nhóm trên nên được ứng dụng nhiều để chế tác bàn ghế, cửa, giường, tủ, tay vịn cầu thang,...

  • Nhóm IV: những cây gỗ có tỷ trọng trung bình - nặng, tương đối bền đẹp, thớ gỗ mịn và dễ gia công chế tác. Một số dòng gỗ nổi bật như gỗ mít, gỗ vàng tâm,... được dùng nhiều làm đồ nội thất, mang vẻ đẹp đặc trưng của màu sắc và vân gỗ.

  • Nhóm V: gồm những cây gỗ có tỷ trọng trung bình, thường được dùng phổ biến trong đóng đồ đạc và xây dựng. Đây là nhóm cây gỗ nhẹ, khả năng uốn cũng như chịu lực thấp, độ bền tự nhiên không cao. Ngoài ra khi muốn giữ độ bền cho sản phẩm cần phủ sơn và đánh bóng kỹ để tránh co ngót theo thời gian hay mối mọt xâm nhập.

  • Nhóm VI: nhóm gỗ tỷ trọng nhẹ - trung bình, chịu lực kém và dễ bị mối mọt, cong vênh. Tuy nhiên vì giá thành rẻ, nguồn nguyên liệu phong phú nên được sử dụng phổ biến trong đóng đồ nội thất bình dân, sản xuất gỗ công nghiệp,...

  • Nhóm VII: gỗ có tỷ trọng nhẹ, sức chịu lực kém và dễ bị mối mọt. Những cái tên tiêu biểu như gỗ sồi, săng,... được sử dụng nhiều do dễ chế biến và khả năng bám vít tốt, cũng như giá thành rẻ.

  • Nhóm VIII: nhóm gỗ nằm cuối bảng phân loại có tỷ trọng nhẹ, sức chịu lực kém và rất dễ bị mối mọt xâm nhập. Đây là những loại gỗ được trồng nhiều ở các địa phương, đôi khi còn gọi là gỗ tạp, dùng chủ yếu làm giấy, ván lạng, pallet,...

Tham khảo ngay: Những thiết kế bàn thờ gỗ Gụ sang trọng, cao cấp với giá tốt 2024. 

Phân nhóm gỗ hương thuộc nhóm mấy

Gỗ hương được xếp vào nhóm I - những dòng gỗ hiếm với những ưu điểm vượt trội. Tại Việt Nam, một số loại gỗ nhóm I được đưa vào diện cấm khai thác hoặc hạn chế khai thác vì độ khan hiếm cao và nguy cơ tuyệt chủng.

Gỗ hương vẫn là dòng gỗ được phép khai thác để xuất khẩu và chế tác sản phẩm gỗ mỹ nghệ, nội thất truyền thống,...

Như bảng phân loại trên, với câu hỏi gỗ hương thuộc nhóm mấy đã được giải đáp.

Gỗ hương thuộc nhóm I - dòng gỗ quý hiếm tại Việt Nam

Gỗ hương thuộc nhóm I - dòng gỗ quý hiếm tại Việt Nam

Thông tin về giống gỗ hương

Ngoài thắc mắc về việc gỗ hương thuộc nhóm mấy, rất nhiều người cũng chưa hiểu rõ gỗ hương là cây gì, đặc điểm của cây cũng như ứng dụng.

Gỗ hương là giống gỗ gì?

Gỗ hương hay còn gọi là gỗ cây giáng hương (tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus) - một loại cây rừng họ Đậu. Giáng hương có nguồn gốc từ các rừng nhiệt đới của khu vực Đông Nam Á.

Cây gỗ hương sinh trưởng ở vùng khí hậu nhiệt đới với độ cao 100-800m so với mực nước biển. Khi trưởng thành, kích thước bề mặt cây gỗ khoảng 20-30cm. Màu gỗ giống màu đất đỏ, thớ vân đẹp tự nhiên. Gỗ hương được nhận xét là có mùi hương độc đáo, thơm dịu nhẹ tạo nên điểm đặc biệt cho nội thất từ loại gỗ này.

Đặc điểm sinh thái và khu vực phân bố

Bên cạnh phân loại gỗ hương thuộc nhóm mấy, đặc điểm phân bố và sinh trưởng của cây cũng là yếu tố tạo nên sự quý hiếm của dòng gỗ này.

Gỗ hương phát triển chậm và để đạt được chất lượng gỗ tốt nhất mất khoảng hơn 100 năm. Hoa nở vào mùa xuân từ tháng 1 tới tháng 4 trong năm, cây rụng lá vào mùa khô. Vốn là loài ưa sáng nên gỗ hương phát triển nhanh ở khu rừng có mật độ cây thưa và lượng ánh sáng tỏa đều, tạo điều kiện thích hợp cho cây sinh trưởng. 

Tại Việt Nam, gỗ hương được trồng nhiều chủ yếu ở Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ như Gia Lai, Đồng Nai, Đắk Lắk,... Những năm gần đây, do tính thẩm mỹ cao, gỗ hương được trồng thêm ở những khu đô thị, đường xá Việt Nam,...

Đặc điểm nổi bật

Đặc điểm của cây cũng là một trong những yếu tố quyết định gỗ hương thuộc nhóm mấy. 

Đặc điểm của cây

Cây giáng hương là cây thân gỗ lớn, có tán cây hình ô, chiều cao trung bình 10-30m, thậm chí có cây lên đến 40m, đường kính thân cây trưởng thành khoảng 1.7m, có cây đường kính 2m.

Cây có vỏ cây màu nâu xám, thường có các đường nứt dọc thân hoặc bong thành nhiều mảnh. Lá cây có 2 dạng lá kép và lá chét, dài khoảng 20-35cm. Lá kép có hình dáng như chiếc lông chim còn lá chét hình trái xoan, hơi tù ở đầu. Cây nở hoa màu vàng, cuống hoa dài phủ nhiều lông, khi nở hẳn đường kính từ 4cm - 7cm.

Chi tiết bề mặt thân gỗ hương

Phân biệt với loại gỗ khác

Việc nhiều người đặt câu hỏi gỗ hương thuộc nhóm mấy cho thấy nhiều sự quan tâm và nhu cầu tìm hiểu, sử dụng đến dòng gỗ này và những cách phân biệt gỗ trong thị trường hiện tại thật - giả lẫn lộn. Đặc trưng dễ nhận biết nhất với cây giáng hương là hương thơm nhẹ nhàng.

Ngoài ra, khi cầm gỗ trên tay phải chắc, mịn và không thấy hiện tượng bị mối mọt. Gỗ hương có màu đỏ hoặc vàng, nhìn kỹ sẽ thấy đường vân gỗ có chiều sâu, giá trị thẩm mỹ cao. Bề mặt gỗ mịn màng và có thớ gỗ dẻo dai cùng những dải màu sắc đẹp.

Dân gian nhận biết gỗ hương bằng cách ngâm gỗ vào trong nước. Khi ngâm, nước sẽ dần chuyển màu trong sang sắc xanh nước chè, dễ dàng phân biệt thật giả.

Gợi ý: Những mẫu tranh trúc chỉ kết hợp hoa Sen được nhiều gia chủ lựa chọn hiện nay.

Gỗ hương có thật sự tốt?

Để trả lời cho câu hỏi trên mời quý độc giả tham khảo những thông tin dưới đây

Ứng dụng cao trong đời sống

Với chất lượng, độ quý hiếm cùng giá trị cao, gỗ hương có thể ứng dụng đa năng nhiều mục đích:

  • Làm nguyên liệu chế tác đồ nội thất gia đình như bàn ghế, tủ kệ, lục bình,... Đặc biệt tủ thờ, bàn thờ làm từ gỗ hương còn giúp tăng vận khí tốt cho gia đình, thể hiện tấm lòng kính trọng bề trên của con cháu trong nhà.

  • Cây giáng hương giúp giảm chứng tiêu chảy và khí chịu kinh niên cho người bị viêm kết tràng và nhiễm trùng đường tiêu hóa. Cây gỗ hương cũng được dùng làm bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường.

  • Rễ cây giáng hương cùng sắc lên cùng các vị thuốc khác để điều kinh, tinh dầu gỗ hương làm dược liệu chữa bệnh,

  • Nhựa cây gỗ hương có màu đỏ đất tự nhiên làm thuốc nhuộm từ thiên nhiên an toàn.

Tuy nhiên, do giá thành cao nên không phải gia đình nào cũng có điều kiện để sử dụng loại gỗ này.

Chế tác nội thất từ gỗ hương

Gỗ hương có nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm nổi trội riêng, vậy từng loại gỗ hương thuộc nhóm mấy trong bảng phân loại gỗ Việt Nam? Chúng đều được xếp vào nhóm I - gỗ quý hiếm. Nổi bật và có giá trị cao cũng như khan hiếm nhất là gỗ giáng hương đỏ. Ngoài ra còn có dòng gỗ hương vân, gỗ hương đá, gỗ hương Nam Phi và Lào,...

Tất cả các loại gỗ hương trên đều quý hiếm và có giá trị kinh tế, thẩm mỹ cao. Những sản phẩm được chế tác từ gỗ hương có nhiều ưu điểm vượt trội tương xứng với giá trị. Sản phẩm nội thất có độ bền đẹp lâu dài theo thời gian, thể hiện đẳng cấp và mắt thẩm mỹ của gia chủ,... 

Sản phẩm chế tác từ gỗ hương có vẻ đẹp tự nhiên

Sản phẩm chế tác từ gỗ hương có vẻ đẹp tự nhiên

Các loại gỗ hương và cách nhận biết

Dưới đây là cách nhận biết các loại gỗ Hương bạn có tham khảo

Cây hương đỏ Việt Nam

Hương đỏ Việt Nam thường được gọi là hương ta, giáng hương hoặc đinh hương. Chúng là loại gỗ quý hiếm có đường vân đẹp mắt và đắt nhất. Hiện nay, loài cây này đã bị cấm khai thác và sử dụng.

Loại gỗ này có màu thơm nhẹ cuốn hút và có màu đỏ. Khi cắt gỗ ra, ta sẽ thấy tâm và xơ gỗ rất nhỏ. Thớ gỗ mịn và đặc, không bị mối mọt. Loài gỗ này có điểm đặc biệt là càng để lâu thì màu gỗ càng đỏ và đều màu. 

Cách nhận biết giáng hương: Bạn cho mùn gỗ vào nước ấm ngâm khoảng 1 đến 2 tiếng. Nước trắng sẽ biến thành màu xanh như màu của nước chè. 

Hương đỏ Lào và Campuchia

Loại gỗ này có thớ màu nâu hồng, sáng và tươi. Cách nhận viết giống với loại giáng hương của Việt Nam. 

Gỗ hương đá

Loại gỗ này rắn chắc như đá, có màu đỏ nhạt hơn màu giáng hương. Chất gỗ đặc, nặng và rất dễ để chế tác.

Sập làm từ hương đá

 Sập làm từ hương đá

Đường vân gỗ sắc nét, mịn, dày nổi bật. Càng dùng lâu, màu gỗ càng sáng đẹp, bắt mắt. Khi mới cắt, gỗ có mùi thơm nhẹ. Sau khi gia công thì không còn mùi hương. 

Cách nhận biết hương đá: tôm gỗ này rất nhỏ và khó thấy. Đường vân gỗ sắc nét và đẹp mắt. Khi ngâm mùn gỗ trong nước, nước sẽ chuyển màu xanh. Tuy nhiên, màu xanh này sẽ nhạt hơn khi ngâm hương đỏ và hương Lào. 

Hương đỏ Nam Phi (Hương huyết)

Cây hương đỏ Nam Phi còn được gọi là hương huyết. Gỗ có có màu nâu đỏ cánh gián rất đều nhưng dát gỗ lại có màu vàng nhạt. Vân gỗ rất mịn và liền mạch.

Cách nhận biết hương huyết: Khi cắt gỗ ra sẽ có màu đỏ tươi, để một lúc sẻ chuyển sang màu đỏ đậm. Lúc mới cắt, gỗ có mùi thơm nhưng sẽ bị hết mùi sau đó. Bỏ mùn gỗ này vào nước, nước sẽ có màu đỏ như máu và nổi váng tinh dầu. Khi đốt thì gỗ cháy rất lâu, tỏa ra mùi thơm nhẹ. Tro gỗ màu trắng.

Hương vân Nam Phi

Hương vân Nam Phi còn được gọi là hương nghệ, hương chua hoặc hương thối. Loại gỗ này có màu vàng nghệ, khi mới cắt có mùi chua của thức ăn để lâu bị lên men. Gỗ rất chắc chắn và bền, đường vân đậm nổi bật, không bị mối mọt.

   Hương Nam Phi có giá rẻ hơn so với các loại khác

   Hương Nam Phi có giá rẻ hơn so với các loại khác

Cách nhận biết hương vân Nam Phi: đường vân nhiều và dày.

Hương xám

Đây là loại gỗ nổi tiếng có đường vân đẹp. Chất gỗ sộp, không mịn, nhiều đường vân, thường vân gỗ có màu đen. Vậy gỗ hương xám có tốt không? Hương xám hay bị cong, vênh, co ngót. Chất gỗ kém nên giá rẻ hơn so với các dòng khác. 

Cách nhận biết hương xám: Đường vân có màu đen rất ấn tượng, nổi bật.

Mách bạn: Hơn 100+ mẫu vách ngăn phòng thờ đẹp giúp tối ưu diện tích. 

Giá thị trường của gỗ hương

Tùy thuộc vào nguồn gốc và chất lượng của từng loại gỗ hương mà giá cả cũng sẽ khác nhau. Giá gỗ hương cao hơn nhiều so với các dòng gỗ phổ biến trên thị trường.

  • Gỗ hương Lào: 15-20 triệu đồng/m3

  • Gỗ hương Nam Phi: dao động khoảng 20 triệu đồng/m3

  • Gỗ hương Việt Nam có giá cao nhất: 40–45 triệu đồng/m3

  • Gỗ hương đá: dao động từ 25-32 triệu đồng/m3

  • Gỗ hương huyết: khoảng 25-30 triệu đồng/m3

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc gỗ hương thuộc nhóm mấy và một số thông tin cơ bản về giống gỗ hương, giá thành cũng như ứng dụng cho các bạn tham khảo. 

Top
icon icon icon