HOTLINE: Hà Nội 024 6686 7776 - HCM 024 6686 9395 - - Tư Vấn - - 0961 929 395 Thiên Mỹ - - 0925 969 888 Thanh Thảo - - 0926 515 666 Thái Nguyệt - - 0901 029 666 Nguyễn Hùng - - 0908 193 000 Thanh Thanh - - 0977 21 25 23 Đào Thương - - 0988376654 Nguyễn Phương - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Ngày - 47 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - HN . - 160 Ngõ 156 Tam Trinh - Hoàng Mai - HN - 518 Cộng Hòa - P13 - Q Tân Bình - TPHCM . - HOTLINE 024 6686 7776 - MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Cách lau dọn bàn thờ đúng và một số lưu ý không thể bỏ qua!

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 24/10/2019 - 0 bình luận

Lau dọn bàn thờ hay vệ sinh không gian thờ phụng là việc làm ý nghĩa, đơn giản nhưng đòi hỏi sự thành tâm và kính cẩn nơi người thực hiện, bởi các cụ ta có câu “Thờ thì dễ, giữ lễ mới khó”.

Kiến Trúc Gỗ Đẹp xin được giới thiệu tới quý độc giả những điều quan trọng cần lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ để không tán lộc - động tài, may mắn ào ào gõ cửa.

Lau dọn bàn thờ thời điểm nào là phù hợp? 

Lựa chọn thời điểm phù hợp để lau dọn bàn thờ là điều vô cùng cần thiết, cùng tìm hiểu qua thông tin dưới đây nhé: 

Có phải lau dọn bàn thờ hàng ngày?

Việc lau dọn bàn thờ không phải lúc nào cũng nên làm, mà cũng cần theo dịp.

Lau dọn bàn thờ vào ngày nào? Đó thường là vào trước các ngày mùng 1, ngày rằm, giỗ chạp, các ngày lễ quan trọng hay trước Tết. Cách lau dọn bàn thờ cuối năm đúng cách là điều vô cùng quan trọng.

Bên cạnh đó việc “Lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày 23?” cũng được khá nhiều gia chủ thắc mắc và để tâm đến. Thông thường, tùy vào mỗi gia đình mà việc tẩy uế trước hay sau ngày 23 cũng khác nhau.

Ý nghĩa sau cùng là làm cho không gian phòng thờ được trang nghiêm là để gia chủ bày tỏ lòng thánh kính của mình với thần linh, tổ tiên. Kèm theo đó cũng như tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà và không gian thờ cúng của gia đình.

Bật mí: Các mẫu vách ngăn bàn thờ đẹp giúp gia chủ tối ưu không gian thờ cúng. 

Người lau dọn bàn thờ cần chú ý những gì?

Việc lau dọn bàn thờ thường do gia chủ đại diện trong gia đình đứng ra thực hiện. Trước thời điểm tẩy uế bàn thờ, các bạn phải lưu ý tắm rửa chay sạch, ăn mặc quần áo chỉn chu, nghiêm chỉnh.

Cách lau dọn bàn thờ gia tiên đúng chuẩn gia chủ nên biết 

Cách lau dọn bàn thờ gia tiên đúng chuẩn gia chủ nên biết 

Những việc cần làm khi lau dọn bàn thờ

Người Việt ta luôn có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nên dù cách lau dọn bàn thờ sao cho đúng không có quy định bắt buộc.

Điều này chỉ là dựa vào những kinh nghiệm, quan niệm, phong tục của nhân dân ta đúc kết được từ lâu đời. 

Mặc dù vậy thì các gia đình vẫn nên tham khảo và tuân thủ theo để gặp được nhiều may mắn, tài lộc:

Trước khi lau dọn bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị một đĩa hoa quả, thắp hương với mục đích thông báo và xin phép thần linh, tổ tiên tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện dọn dẹp bàn thờ.

Tiếp đó, các bạn hãy chuẩn bị một chiếc bàn, phía trên trải vải đỏ để đặt bài vị. Nếu gia đình có cả bài vị thần linh và bài vị gia tiên thì phải đặt riêng biệt, không được đặt cùng nhau.

Thời điểm hương cháy hết, gia chủ mới được bắt đầu tiến hành dọn dẹp. Khi lau dọn bàn thờ, ta dọn dẹp từ trên cao rồi mới xuống đến thấp. 

Sử dụng nước ấm và khăn sạch lau rửa bài vị của thần linh, tổ tiên. Các bạn cần lưu ý khi tẩy uế bàn thờ cần lau dọn bài vị theo đúng thứ bậc: thần linh trước, tổ tiên sau để tránh tội bất kính.

Ta cũng nên dùng khăn mềm để lau các bức tượng nhằm tránh xước hoặc bay màu sơn, có thể dùng loại máy thổi hơi để làm sạch các hạt bụi trong ngóc ngách.

Tuy nhiên, khi lau dọn bàn thờ bạn cần hạn chế tối đa việc xê dịch các bức tượng, bát hương.

Nếu có sự cố bất khả kháng buộc phải xê dịch thì sau đó phải làm lễ thắp hương và di chuyển về đúng như vị trí ban đầu.

Sau đó là dọn bát hương, khi vệ sinh bát hương cần dùng rượu gừng hoặc nước thảo dược, khăn mềm lau sạch từ miệng bát hương trở xuống. Khi bát hương khô, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng 7 tờ tiền vàng, 3 tờ tiền vàng với bát hương tổ tiên đốt hơ quanh. Sau đó bỏ tiền đã cháy một nửa vào trong, đợi cháy hết thành cho thì đổ đi.

Hiện nay nhiều người rút chân hương và đổ tro đi, thay bằng tro mới. Nhưng theo quan niệm xưa, làm vậy sẽ rất dễ tán tài.

Vì thế, các bạn nên dùng thìa nhỏ để xúc tro đổ ra ngoài, rồi rửa sạch sẽ bát hương, phơi khô ráo.

Gia chủ cần tránh xê dịch bát hương khi lau bàn thờ 

Gia chủ cần tránh xê dịch bát hương khi lau bàn thờ 

Trong trường hợp chỉ tỉa bớt chân hương, gia chủ sẽ rút từng chút một cho tới khi còn một số chân hương trong bát là lẻ (thường là 3, 5, 7, 9).

Số còn lại sẽ được mang đi hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây, tuyệt đối tránh vứt vào thùng rác hoặc nơi ô uế.

Sau khi đã vệ sinh, sang sửa bát hương xong thì phải đặt yên vị trên bàn thờ, gia chủ không được xê dịch bát hương nữa. Kèm theo đó bạn cũng nên chuẩn bị một bài văn khấn sau khi lau dọn bàn thờ xong.

Tham khảo bài viết:  Bàn thờ bị rơi báo hiệu điều gì? Có nguy hiểm hay không?

Cách lau dọn bàn thờ cuối năm 

Ngoài những việc cần chuẩn bị khí lau dọn thì cách vệ sinh bàn thờ đúng là một điều tối  quan trọng.

Dưới đây là những cách lau dọn cuối năm cho từng loại bàn thờ và những lưu ý bạn không nên bỏ qua: 

Cách lau dọn bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật.

Đối với bát hương thờ Thần Phật thì mọi người dùng bảy tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy được một nửa thì bỏ vào bát hương.

Còn đối với bát hương tổ tiên chỉ cần 3 tờ tiền vàng. Khi tiền vàng cháy hết, các bạn đổ tro vào một lần để lấy may mắn.

Tiếp theo, các bạn đem bài vị thần linh và tổ tiên đặt lại chỗ cũ trên bàn thờ.

Trước tiên, mọi người cần chuẩn bị và đặt dưới bàn thờ một chiếc lò nhỏ để đốt than hoa trong khoảng 15 phút.

Sau đó các bạn dùng lửa để khai quang, làm sạch bằng cách đốt tiếp bảy tờ tiền vàng, hơ làm dấu ở bốn hướng: trên - dưới - trái - phải. Nếu lúc này tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.

Ở các vị trí muốn đặt tượng, bài vị thần linh và bát hương, ta tiếp tục đốt tiếp bảy tờ tiền vàng.

Đốt tiền vàng sau khi lau dọn bàn thờ 

Đốt tiền vàng sau khi lau dọn bàn thờ 

Trong quá trình lau dọn bàn thờ, sau khi đặt xong bài vị, mọi người sẽ đốt mười hai nén hương cắm theo thứ tự hướng thời gian:

  • Nén hương thứ nhất: Cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc "niên niên thị hảo niên" với cầu mong mỗi năm đều là năm tốt.

  • Nén hương thứ hai: Cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc "nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt" với cầu mong mỗi tháng đều là tháng tốt.

  • Nén hương: Cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc "nhật nhật thị hảo nhật" với cầu mong mỗi ngày đều là ngày tốt.

  • Nén hương thứ tư: Cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc "thời thời vị hảo thời" với cầu mong mỗi giờ đều là giờ tốt.

Ta cứ làm tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h là xong.

Cách lau dọn bàn thờ thần tài theo phong thủy

Ngoài việc lau dọn bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên,... thì vệ sinh bàn thờ Thần Tài cần có sự chú ý nhất định để ý nghĩa của nó được phát huy một cách hiệu quả nhất!

 Thời điểm: Các bạn cần thực hiện những bước lau dọn bàn thờ Thần Tài ngay sau khi mua đồ thờ cũng như tượng Thần Tài về nhà.

Các bước lau dọn bàn thờ thần tài bao gồm: 

  • Lấy khăn sạch chấm vào một chút rượu trắng, cẩn thận lau xung quanh và từng ngóc ngách cả trong lẫn ngoài của bàn thờ Thần Tài.

  • Bạn phải tắm tượng Thần Tài bằng nước lá bưởi hoặc rượu pha nước, lau khô, xịt dầu thơm rồi mới tiến hành đặt lên bàn thờ.

  • Đối với bát hương và mọi đồ thờ cúng có trên bàn thờ, gia chủ phải dùng rượu gừng tẩy uế trước khi tiến hành thờ cúng.

Tóm lại, việc lau dọn bàn thờ Thần Tài sao cho đúng theo phong thủy tuy đơn giản nhưng lại cực kỳ quan trọng. Điều này cần phải được thực hiện tốt để đem lại may mắn cho gia đình.

Ngược lại, nếu chúng ta không làm việc này thì không chỉ không hút được tài lộc mà còn khiến gia chủ làm ăn thất bát, nghèo khó cả đời không phất lên được.

Lau dọn bàn thờ thần tài đúng cách 

Lau dọn bàn thờ thần tài đúng cách 

Những kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ

Khi tiến hành lau dọn hay tẩy uế cho không gian phòng thờ của gia đình, gia chủ cần chú ý một số điều sau:

  • Tránh di chuyển chân hương một cách tùy tiện vì sẽ gây ảnh hưởng đến vận mệnh, may mắn của gia chủ.
  • Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh để rửa bài vị.
  • Tránh tỉa và đổ chân hương sai cách.
  • Tránh sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh và gia tiên không đúng vị trí.
  • Không làm đổ vỡ đồ thờ.
  • Lau dọn cẩn thận, nhớ vị trí đồ vật để đặt lại đúng như cũ

 Hy vọng bài viết trên của Kiến Trúc Gỗ Đẹp đã mang đến cho gia chủ những thông tin hữu ích trong việc lau dọn bàn thờ và tẩy uế cho không gian phòng thờ. Đây là một trong những việc vô cùng quan trọng để giúp cho ngôi nhà có vượng khí dồi dào, thu hút tài lộc. Kèm theo đó việc lau dọn bàn thờ  thường xuyên cũng sẽ làm cho không gian nội thất trở nên đẹp và hoàn mỹ hơn.

Nếu có bất cứ thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng truy cập trang web của Kiến Trúc Gỗ Đẹp để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ trong thời gian nhanh nhất. 

Mời quý độc giả xem thêm bài viết liên quan: Hoa Cắm Bàn Thờ Thần Tài - Cần Tránh Điều Gì Để Không Xui Xẻo 

Top
icon icon icon