HOTLINE: Hà Nội 024 6686 7776 - HCM 024 6686 9395 - - Tư Vấn - - 0961 929 395 Thiên Mỹ - - 0925 969 888 Thanh Thảo - - 0926 515 666 Thái Nguyệt - - 0901 029 666 Nguyễn Hùng - - 0908 193 000 Thanh Thanh - - 0977 21 25 23 Đào Thương - - 0988376654 Nguyễn Phương - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Ngày - 47 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - HN . - 160 Ngõ 156 Tam Trinh - Hoàng Mai - HN - 518 Cộng Hòa - P13 - Q Tân Bình - TPHCM . - HOTLINE 024 6686 7776 - MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Lễ nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị và những điều cần lưu ý?

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 13/04/2022 - 0 bình luận

Lễ nhập trạch nhà mới là một nghi lễ có từ lâu đời và quan trọng nhất trong việc dọn về nhà mới. Ông cha ta có câu ”Đất có thổ công, sông có hà bá” tức là mỗi khu vực, mỗi vùng đất, mỗi ngôi nhà đều có thần linh cai quản. Vì thế khi dọn đến nơi ở mới thì cần phải làm lễ xin phép và trình báo thì gia đạo mới được hanh thông “thuận buồm xuôi gió”. Cùng tìm hiểu trong bài viết với Kiến Trúc Gỗ Đẹp nhé! 

Bật mí: Các mẫu tủ thờ Gỗ Hương chất lượng, giá rẻ, hiện đại có giá tốt đáng mua nhất 2024

Lễ nhập trạch nhà mới là gì?

Nhập trạch theo từ Hán Việt “trạch”  chính là nhà, còn “nhập” có nghĩa vào. Như vậy nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì nhập trạch là dọn vào nhà mới. Lễ nhập trạch tương đương với việc “đăng ký hộ khẩu” với thần linh và thổ địa nơi cai quản ngôi nhà. Đây cũng là một nghi lễ cổ truyền khá quan trọng của dân tộc ta được lưu truyền từ ngàn đời qua.

Lễ nhập trạch nhà mới 

Lễ nhập trạch nhà mới 

Lễ nhập trạch nhà mới có ý nghĩa như thế nào?

Lễ nhập trạch vào nhà mới có vai trò vô cùng quan trọng, người Việt Nam ta có câu “An cư lạc nghiệp”. Câu nói đó nhằm khẳng định tầm quan trọng của nơi ở với cuộc sống và sự nghiệp mỗi người. Cha ông ta từ xa xưa cũng quan niệm, “làm nhà” là một trong ba việc quan trọng nhất của cuộc đời nam nhi. Nghi lễ nhập trạch chính là bước cuối cùng để hoàn thành công việc trọng đại ấy.

Ngoài nghi lễ nhập trạch làm sao để được chu toàn, gia chủ cần cần đặc biệt lưu ý tới vị trí đặt bàn thờ trong ngôi nhà mới. Một ban thờ linh thiêng và ấm cúng, vật phẩm thờ vừa trang trọng, đầy đủ. Được đặt theo đúng vị trí phong thủy không chỉ giúp gia chủ trấn trạch an gia còn giúp thu hút những luồng sinh khí mới đến cho ngôi nhà. Đó mới thực sự là đánh dấu một khởi đầu mới cho cuộc sống gia đình với phúc lộc, tài vận, công danh mới.

Tham khảo: Những mẫu bàn thờ tam cấp hiện đại, đẹp chuẩn phong thủy đang được ưa chuộng nhất

Lễ nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị những vật phẩm gì?

Để buổi lễ nhập trạch diễn ra suôn sẻ và như ý, gia chủ nên nắm được và chuẩn bị những điều sau đây.

Chọn ngày tốt làm lễ nhập trạch về nhà mới 

Thông thường sẽ có 3 cách để có thể chọn ngày, giờ làm lễ nhập trạch:

- Chọn theo hướng nhà

- Chọn theo tuổi của gia chủ 

- Chọn theo giờ hoàng đạo

Nhập trạch lấy giờ nào, ngày nào cho đúng được xem là điều quan trọng, bởi nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thành công, tiền tài và hạnh phúc của chủ nhà. Một ngày tốt để có thể chuyển nhà thì nên đồng thời đảm bảo đầy đủ những yếu tố như: Mang đến thuận lợi cho chủ nhà, là ngày hợp với mệnh của gia chủ và còn là ngày hoàng đạo đẹp.

Lưu ý quan trọng: Một số tháng cần kiêng như tháng 3, tháng 7 âm lịch vì hai tháng này có Vu Lan báo hiếu và  tiết Thanh Minh, đều là những tiết có liên quan đến người mất.

Thời gian vào nhà nên là buổi sáng sớm, buổi giữa trưa, hoặc phải là trước lúc mặt trời lặn, không nên dọn đồ đến nhà mới vào buổi tối. Và khoảng thời gian tốt nhất là vào buổi sáng và nên vào nhà mới trong khoảng từ mùng 1 đến hôm rằm.

Không nên vào nhà mới vào cuối tháng.

Khi lựa chọn ngày làm lễ nhập trạch, gia chủ cần ưu tiên những ngày hợp với tuổi của người chủ hộ, thường là người chồng, người cha trong nhà. Nếu như phụ nữ làm chủ gia đình, có thể chọn ngày theo tuổi của họ.

Mâm cúng lễ nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị những gì?

Mâm cúng là thứ không thể thiếu trong lễ nhập trạch lên nhà mới. Vậy gia chủ cần chuẩn bị những thứ sau cho mâm cúng để thể hiện lòng thành tâm và kính trọng với bề trên.

Lễ vật 

Đồ cúng trong ngày lễ nhập trạch thường có ba phần bao gồm: mâm cúng, ngũ quả và hương hoa.

Gia chủ cũng có thể chia lễ vật thành 3 mâm nhỏ, hoặc cũng có thể bày chung trên một mâm lớn, tùy điều kiện kinh tế gia đình để đồ cúng hoành tráng hay gọn nhẹ. Nhưng quan trọng nhất vẫn chính là lòng thành của gia chủ. 

Gia chủ nên tự tay sắm lễ nhập trạch nhà mới trong khả năng tài chính của mình. Đặc biệt bạn nên tự tay sắm đồ là tốt nhất.

Lễ vật sau khi đã chuẩn bị sẽ được kê lên bàn hoặc mâm, đặt ở vị trí có hướng đẹp với chủ nhà. Đồng thời trong khi làm lễ, gia chủ nên tự tay thắp nhang vào một bát nhang làm tạm thời.

Mâm cúng 

Phụ thuộc vào quan niệm thờ cúng mà gia đình bạn có thể chọn mâm cơm mặn hoặc mâm cơm cay. Điều quan trọng nhất vẫn là cơm canh phải tươm tất, không được sơ sài.

Nếu như là mâm cỗ mặn thì bạn nên chuẩn bị (1 con tôm luộc, 1 miếng thịt luộc và 1 trứng vịt luộc), lợn quay hoặc gà luộc, xôi hoặc cháo, các món mặn khác tùy vào điều kiện kinh tế của gia chủ. 

Nếu như là mâm cơm chay thì bạn cũng có thể làm theo gợi ý sau: rau củ xào, đậu hũ, chè, canh rau củ, xôi đậu, bánh kẹo,… các món ăn cũng cần phải được bài trí 1 cách thật gọn gàng và bắt mắt. Cùng với đó trên mâm cúng lễ nhập trạch nhà mới cũng cần phải có 3 ly rượu, 3 ly trà, 3 điếu thuốc.

Mâm cúng nhập trạch nhà mới 

Mâm cúng nhập trạch nhà mới 

Hương hoa 

Hoa tươi luôn là vật phẩm không thể thiếu trong lễ nhập trạch nhà mới. 

Gia chủ nên chuẩn bị một lọ hoa tươi theo số lẻ (nên chọn ly hoặc cúc), 2 hũ muối gạo nhỏ, nhang thơm, trầu cau, 1 hũ nước, đồi đèn cầy, vàng mã. 

Ngũ quả 

Bạn nên lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa để bày mâm ngũ quả không chọn những quả bị hư hỏng. 

Con số 5 chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, thực tế bạn cũng có thể nhiều hoặc ít hơn, miễn sao mâm trái cây của bạn vừa tươi ngon và lại đẹp mắt. 

Các loại quả thường dùng là chuối, cam, đu đủ, dưa hấu, quýt, bưởi, mãng cầu….

Tùy vào mỗi vùng miền và mùa gia chủ lựa chọn trái cây sao cho phù hợp.

Gợi ý: Những thiết kế bàn thờ Phật và gia tiên đẹp, hiện đại chuẩn phong thủy được ưa chuộng nhất hiện nay

Văn khấn lễ nhập trạch nhà mới 

Bài văn khấn lễ nhập trạch nhà mới bao gồm 2 phần:

- Văn khấn Thần linh.

- Văn khấn cáo yết Gia tiên.

Lưu ý: Khi đọc văn khấn thì cần phải đọc văn khấn thần linh trước khi đọc văn khấn gia tiên.

Bài văn khấn trình phải bày mong muốn của gia chủ đồng thời xin phép chuyển nhà, chuyển bàn thờ đến nơi ở  mới. Cần đọc to, rành mạch với thái độ thành tâm.

Những vật phẩm nên mang theo khi làm lễ nhập trạch nhà mới 

Khi bước vào nhà mới, vật đầu tiên cần mang vào nhà chính là cái chiếu hoặc tấm đệm hiện vẫn sử dụng. Tiếp theo là bếp lửa (bếp dầu/bếp gas).

Tuyệt đối không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh mà không có tướng (tức là bếp điện chỉ có nhiệt mà không có lửa)

Ngoài ra còn có thêm chổi quét nhà, nước, gạo,… lễ vật cúng thần linh trước để xin nhập trạch nhà mới và xin phép thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để có thể thờ phụng.

Các bước cần làm trước khi cúng lễ nhập trạch nhà mới

Bước 1: Việc đầu tiên cần làm trong lễ nhập trạch đó chính là đốt lò than và đặt ngay cửa chính ra vào.

Để có thể tiết kiệm thời gian, bạn hãy đến nhà mới để đốt lò trước khi xe chuyển nhà tới.

Bước 2: Khi đồ đạc chuyển nhà tới thì gia chủ hãy bày các đồ cúng lên mâm ngay ngắn, chuẩn bị các đồ đạc sẵn sàng để tiến hành thủ tục làm lễ cúng chuyển nhà mới

Bước 3: Chủ nhà (thường là người nam trụ cột gia đình) hãy bước qua lò than vào nhà trước tiên (chân trái bước trước, chân phải bước sau) tay cần phải cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên

Bước 4: Các thành viên trong gia đình cũng lần lượt bước qua lò than cầm theo các vật thờ cúng còn lại: chiếu hoặc nệm đã sử dụng, bếp nấu và các đồ vật mang lại may mắn đã đề cập.

Lưu ý: không ai trong gia đình được đi tay không.

Bước 5: Điều đầu tiên các thành viên nên làm khi bước vào nhà là bật tất cả điện và mở hết cửa trong nhà. Cửa sổ tượng trưng cho việc khai thông không khí, và đồng thời đánh thức ngôi nhà.

Bước 6: Sắp xếp lại bàn thờ gia tiên sao cho thật ngay ngắn. Dọn dẹp thật sạch sẽ toàn bộ khu vực gia chủ thờ cúng.

Bàn thờ, đồ thờ cúng bái bằng rượu ngũ vị hương hoặc rượu gừng. Gia chủ nên bày mâm cúng ở giữa nhà, và nên hướng về phía hợp tuổi của chủ nhà.

Bước 7: Một người sẽ đại diện thắp nhang đồng thời đọc văn khấn, các thành viên trong gia đình cũng đứng trước mâm cúng chắp tay nghiêm trang

Bước 8: Sau khi người đại diện đọc văn khấn, trong khoảng thời gian chờ nhang tàn, gia chủ hãy bật bếp và nấu nước pha trà, nên để nước sôi khoảng  5 – 7 phút trước khi pha. Trà dùng để dâng lên mâm cúng và dành cho người nhà thưởng thức.

Việc nấu nước pha trà có ý nghĩa như khai hỏa, tạo sức sống cho căn nhà mới.

Bước 9: Tiến hành hóa đốt tiền vàng, khi cháy hết thì bạn lấy rượu rưới lên tàn tro.

Bước 10: Bạn hãy giữ lại 3 hũ gạo, muối, nước để sau này đặt vào bàn thờ Táo quân, biểu trưng cho sự  sung túc và no đủ.

Lúc này lễ khấn nhập trạch nhà mới xem như đã được hoàn tất, bạn cũng có thể đem lần lượt các thùng đựng đồ đạc vào nhà và sau đó sắp xếp lại như ý muốn.

Hy vọng qua bài viết của Kiến Trúc Gỗ Đẹp giúp bạn nắm rõ về lễ nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị những gì. Mong rằng những chia sẻ về cách thức nhập trạch nhà mới sẽ giúp quý vị có khởi đầu mới an lành, vạn sự như ý.

Có thể bạn quan tâm: 

Văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới chuẩn và đầy đủ nhất

Bài văn khấn lễ nhập trạch văn phòng mới chuẩn xác và đầy đủ nhất

Hướng dẫn chuẩn bị vàng mã cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất


 

Top
icon icon icon