HOTLINE: Hà Nội 024 6686 7776 - HCM 024 6686 9395 - - Tư Vấn - - 0961 929 395 Thiên Mỹ - - 0925 969 888 Thanh Thảo - - 0926 515 666 Thái Nguyệt - - 0901 029 666 Nguyễn Hùng - - 0908 193 000 Thanh Thanh - - 0977 21 25 23 Đào Thương - - 0988376654 Nguyễn Phương - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Ngày - 47 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - HN . - 160 Ngõ 156 Tam Trinh - Hoàng Mai - HN - 518 Cộng Hòa - P13 - Q Tân Bình - TPHCM . - HOTLINE 024 6686 7776 - MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới chuẩn và đầy đủ nhất 2024

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 29/04/2022 - 0 bình luận

Khi bắt đầu chuyển về nhà mới, các gia chủ cần một bài văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới đầy đủ, chuẩn phong thuỷ để nghi thức nhập trạch diễn ra một cách trọn vẹn, từ đó rước được tài lộc về cho gia đình.

Hãy tham khảo ngay bài viết của Kiến Trúc Gỗ Đẹp để có thêm những thông tin hữu ích về văn khấn nhập trạch chuyển sang nhà mới nhé! 

Văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới là gì?

Lễ nhập trạch về nhà mới là một nghi lễ vô cùng quan trọng của người Việt. Việc làm này chính là thông cáo với thần linh, thổ địa và xin phép đón gia tiên về nơi ở mới. Các bài khấn lễ nhập trạch về nhà mới mà bạn cần thực hiện là văn khấn thần linh, cáo yết gia tiên và văn khấn tạ khi kết thúc lễ nhập trạch.

Hiện nay các chuyên gia phong thủy đã biên soạn sẵn các bài văn khấn, bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin của gia chủ là được. Và phải đọc văn khấn thần linh đầu tiên, sau đó là đến văn khấn gia tiên, cuối cùng là văn khấn tạ. Không được thay đổi thứ tự các bài văn khấn vì nó sẽ được coi là không tôn trọng các vị thần linh, gia tiên của gia chủ.

Văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới mang ý nghĩa như thế nào? 

Lễ nhập trạch còn được gọi với tên là cúng nhập trạch. Đây là một trong những nghi lễ cổ truyền, lâu đời của người dân Việt Nam được nhân dân coi trọng. Nghi lễ này được thực hiện khi bạn muốn chuyển tới sinh sống tại một ngôi nhà khác.

Hiểu theo một cách đơn giản, lễ nhập trạch chính là một nghi thức thông báo, trình diện với Thần Linh, Thổ Địa ở ngôi nhà đó rằng gia đình bạn sẽ dọn vào đây để sinh sống và mong được họ phù hộ.

Từ ngàn xưa, cha ông ta đã luôn tin rằng mỗi vùng đất, mỗi vị trí, khu vực đều có các vị Thần Linh cai quản, bảo vệ. Chính vì thế, việc phải trình diện, xin phép trước khi dọn đến nhà mới là điều hiển nhiên.

Việc thực hiện nghi lễ nhập trạch là cách thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đối với các vị Thần Linh, Thổ Địa và ông bà tổ tiên cũng như thể hiện được mong ước được các vị Thần che chở và phù hộ cho gia đình có một cuộc sống thuận hòa, êm ấm, suôn sẻ khi dọn đến ngôi nhà mới.

 

Văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới giúp gia chủ thể hiện lòng thành kính với thần linh, gia tiên

Văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới giúp gia chủ thể hiện lòng thành kính với thần linh, gia tiên

Gia chủ có nên tự mình khấn lễ nhập trạch nhà mới?

Thực tế rằng nếu gia chủ có thể tự làm lễ cúng về nhà mới thì không cần mời đến sư thầy. Nhiều người cho rằng, gia chủ tự làm lễ và đọc văn khấn lễ nhập trạch nhà mới sẽ tốt hơn,vừa chủ động được trong công việc lại vừa bày tỏ được tấm lòng thành đối với gia tiên và các chư vị thần linh cai quản.

Tuy nhiên, nếu gia chủ không có quá nhiều kinh nghiệm về vấn đề này thì chuyện cúng bái nên mời thầy về để nghi lễ cúng nhập trạch nhà mới được suôn sẻ, thuận lợi hơn. Tránh gặp phải những điều cấm kỵ ,gây ảnh hưởng không tốt đễn gia đình sau này.

Tham khảo:  Các mẫu Tủ Thờ Gỗ Công Nghiệp hiện đại, cao cấp được ưa chuộng nhất hiện nay

 Các lưu ý khi thực hiện văn khấn lễ nhập trạch nhà mới 

Trước khi thực hiện nghi lễ nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị những việc ở dưới đây để chuẩn bị được một buổi lễ nhập trạch trọn vẹn:

- Hoàn thiện tất cả công trình của không gian sống tại ngôi nhà mới: Trước khi nghi lễ nhập trạch diễn ra thì gia chủ phải đảm bảo rằng đã hoàn thiện cơ bản được việc xây dựng, có bếp để nấu ăn, có bàn thờ, bài vị của tổ tiên, đường mạch điện, có nguồn nước cũng như các đồ dùng cơ bản khác như giường, tủ,...

- Khi chuyển các vật dụng từ nhà cũ sang nhà mới, gia chủ nên tự mình thực hiện, đặc biệt là các vật như bài vị gia tiên, tượng của các Thần Linh... để tránh đem theo vận khí xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình

- Phải xem xét, lựa chọn ngày, giờ tốt để có thể cúng nhập trạch. Gia đình có thể tìm đến các chuyên gia phong thủy để xin ý kiến. Cũng có thể nhờ những người trưởng lão xem giúp theo sách để chọn thời điểm cúng nhập trạch tốt nhất, hợp mệnh của gia chủ

- Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng sớm khi mặt trời vừa xuất hiện chưa lâu, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu khuất về sau núi, tránh chuyển nhà vào buổi tối, khi trăng sao đã xuất hiện

- Chuẩn bị tươm tất lễ vật cần thiết cho lễ nhập trạch để tỏ lòng thành kính đối với các chư vị Thần Linh và ông bà tổ tiên

Cần làm những gì trước khi đọc văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới? 

Khi bắt đầu chuyển vào nhà mới, gia chủ là người đầu tiên bước vào nhà cần mang một cái chiếu hoặc một cái đệm đang được sử dụng vào nhà. Sau đó nhớ hãy mang theo bếp nấu ăn, chổi để quét nhà, nước và gạo... các lễ vật cúng Thần Linh.

Các lễ vật cúng Thần Linh cần được để trên bàn hoặc kê một chiếc mâm ở trên cao và có hướng hợp với gia chủ. Sau đó, gia chủ sẽ thắp hương vào một cái bát nhang mới và thực hiện khấn lễ nhập trạch.

Ngay sau khi đã thắp hương, gia chủ sẽ bật bếp ga và đun một ấm nước rồi thực hiện khấn với các nội dung lần lượt sau đây: 

- Xin phép Thần Linh cho phép gia đình vào ở tại nhà mới

- Xin phép được lập bát hương để có thể thờ tự các chư vị Thần Linh 

- Xin phép các vị Thần Linh cho rước bài vị của tổ tiên nhà mình về đây để tiện cho việc thờ cúng

Việc cần làm trước khi đọc văn khấn nhập trạch nhà mới

Việc cần làm trước khi đọc văn khấn nhập trạch nhà mới

Một số lưu ý nhỏ gia chủ nên biết:

- Khi đun nước lần đầu tiên tại nhà mới cần phải đun sôi nước từ khoảng 5 đến 10 phút, nếu nấu càng lâu càng tốt thì mới tắt bếp. Tốt nhất là nấu sôi hẳn 100 độ. 

- Nếu gia chủ chỉ muốn tiến hành nhập trạch để lấy được ngày tốt mà chưa có nhu cầu dọn vào ở ngay thì cần phải có người ngủ lại ở nhà mới 1 đêm.

- Sau khi tiến hành khấn vái Thần Linh, gia chủ cần làm lễ báo cáo trước gia tiên rồi mới được phép dọn dẹp đồ đạc vào nhà. Sau khi dọn dẹp xong, gia chủ và toàn bộ người trong gia đình phải tổ chức lễ bái tạ tổ tiên, Thần Phật để cầu bình an và may mắn, mọi sự an khang cho gia đình.

- Nếu nhà có người đang mang thai thì tốt nhất không nên tham gia vào công cuộc chuyển đồ vào nhà mới. Tuy nhiên, nếu quá cấp bách, không có quá nhiều người chuyển đồ hay không thể không chuyển vào nhà mới thì gia chủ cần mua 1 chiếc chổi mới chưa qua sử dụng và đích thân người mang thai phải dùng cây chổi đó quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới được chuyển vào nhà.

- Người giúp đỡ việc dọn dẹp nhà cửa không được là người cầm tinh con Hổ cho dù đó là gia chủ.

Gợi ý: Những thiết kế tranh giấy dừa sang trọng, hiện đại được nhiều khách hàng chọn mua nhất hiện nay

Bài văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới chính xác nhất

Bài cúng lễ nhập trạch về nhà mới bao gồm 2 phần là văn khấn lễ nhập trạch khấn thần linh và văn khấn gia tiên.

Bài cúng cho Thần Linh 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con xin được kính lạy: Hoàng thiên Hậu Thổ cùng các chư vị Tôn Thần.

Kính mong các vị Thần Linh bản xứ cai quản ở trong khu vực này.

Hôm nay là một ngày lành tháng tốt là ngày... tháng... năm... Âm lịch.

Tín chủ con tên là:...

Ngụ tại địa chỉ:...

Chúng con xin thành tâm sửa soạn hương hoa lễ vật và các thứ trang nghiêm để xin kính cúng dâng lên bày biện trên án, trước bản tọa chư vị các Tôn Thần kính cẩn để tấu trình:

Các ngài Thần Linh quá đỗi thông minh, chính trực giữ các ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ cho chúng dân lành, bảo vệ chúng sinh linh, nêu cao con đường chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất được mọi công trình xây dựng, chọn được một ngày lành dọn đến cư ngụ tại đây, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin các chư vị Minh Thần, gia án tác phúc, phù hộ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc được dồi dào. Người người trong gia đình sẽ luôn có được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dày của các vị bề trên, thương xót, phù trì bảo hộ cho chúng con.

Tín chủ sẽ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ đang tại vị tại nơi này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng các chư vị Tôn Thần, thụ hưởng các lễ vật, mâm cúng phù trì tín chủ được thịnh vượng an khang. Bốn mùa xanh tươi không có hạn ách nào xâm lấn, tám tiết có điều lành được tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin các ngài chứng giám cho.

Cẩn cáo!

Bài văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới chính xác nhất

Bài văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới chính xác nhất

Bài cúng cho gia tiên 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Tổ Tiên hai bên gia đình nội ngoại.

Hôm nay gia đình chúng con chọn được ngày lành tháng tốt là ngày ……… tháng ……. năm ………….( AL)

Tín chủ tên là: : 

Gia đình chúng con bao gồm: 

Địa chỉ dọn đến là: .......................................

Sắp xếp linh sàng, sửa biện lễ vật trang nghiêm, bày trên bàn thờ gia tiên, trước linh toạ kính trình các ông bà hai bên nội ngoại Gia Tiên. Nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ ban cho chúng con và đã tạo lập được một ngôi nhà mới, hoàn tất mọi công trình, chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập được bàn thờ gia tiên, kê giường nhóm lửa, đốt đèn, kính lễ khánh hạ ngày hôm nay.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng các chư vị hương linh nội ngoại thương xót cho con cháu, chứng giám tấm lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật và luôn phù hộ độ trì cho chúng con luôn được lộc tài vượng tiến, gia đạo luôn hòa thuận, cháu con luôn được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc ạ.

Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày rất nhiều.

Dãi bày tấm lòng thành kính cúi đầu xin được chứng giám.

Cẩn cáo

Bật mí: Các mẫu phòng thờ được thiết kế độc đáo, đa dạng chuẩn nét đẹp phong thủy 2024

Hy vọng qua bài viết trên của Kiến Trúc Gỗ Đẹp, các bạn hiểu thêm về phong tục lễ nhập trạch, văn khấn lễ cúng nhập trạch về nhà mới cũng như các bước chuẩn bị cũng như bài văn khấn lễ nhập trạch. Nghi lễ nhập trạch chuyển vào nhà mới rất quan trọng và cần thiết chính vì thế các gia đình nên thực hiện đúng và đầy đủ nghi thức để có được buổi lễ nhập trạch chu toàn nhất!

Các bài viết liên quan 

Bài văn khấn lễ nhập trạch văn phòng mới chuẩn xác và đầy đủ nhất
Lễ nhập trạch là gì? Hướng dẫn làm lễ nhập trạch về nhà mới
Hướng dẫn làm văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới chi tiết nhất

Top
icon icon icon